Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Lạm phát là gì?

4.5/5 (2 votes)
- 7

Lạm phát có lẽ là một thuật ngữ mà bạn đã nghe nhiều trong đời sống kinh tế. Lạm phát chính là sự mất giá trị của đồng tiền, khiến cuộc sống tại nơi xảy ra lạm phát gặp nhiều khó khăn hơn. 

Vậy nguyên nhân lạm phát do đâu? Những tác động đối với kinh tế và Cách khắc phục chúng như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Lạm phát là gì?

1. Khái niệm lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.


Lạm phát có thể xảy ra ở mọi quốc gia sử dụng tiền mặt để làm trung gian thanh toán, nó được coi như một hiện tượng kinh tế tự nhiên mà đất nước cũng từng trải qua. Đơn vị tính là phần trăm (%).

Có thể phân loại lạm phát thành ba mức độ khác nhau bao gồm:

  • Tự nhiên: 0 đến dưới 10%.
  • Phi mã: 10 đến dưới 1000%.
  • Siêu lạm phát: trên 1000%.

Nền kinh tế lạm phát là một trong những nguyên nhân tạo nên cuộc sống nghèo khổ, khó khăn cho người dân.

1.2 Tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.

Tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa là thước đo tỷ lệ giảm xuống sức mua của đồng tiền. Nó là một biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực cũng như để điểu chỉnh mức lương.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát

- Tính theo CPI

Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

Tỷ lệ lạm phát = 100% x [(P­o – P1)/P1]

-  Tính theo chỉ số giảm phát GDP

Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát 2011 = 100 x (Chỉ số giảm phát GDP 2011 - Chỉ số giảm phát GDP 2010) / Chỉ số giảm phát GDP 2010

1.3 Nguyên nhân lạm phát?

Có rất nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát ở các nước hiện nay. Cụ thể:

a) Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng hay dịch vụ nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng, dịch vụ đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó tăng lên, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Tức là khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng dẫn đến “lạm phát do cầu kéo”.

Ví dụ: Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình của lạm phát do cầu kéo.

b) Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

c) Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

d) Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

e) Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

f) Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

g) Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

1.4 Giải pháp hạn chế lạm phát

Hiện nay để hạn chế lạm phát và bảo vệ nền kinh tế, nhiều quốc gia đã áp dụng một số giải pháp như:

  • Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông kinh tế bằng cách: ngừng phát hành tiền; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi; mở bán các chứng từ có giá; giảm chi tiêu ngân sách;….
  • Áp dụng các biện pháp tăng quỹ hàng tiêu dùng để cân bằng tiền trong lưu thông, cụ thể: giảm thuế, khuyến khích tự do mậu dịch trong nền kinh tế.
  • Tiến hành áp dụng các chính sách cải cách tiền tệ
  • Đi vay viện trợ từ nước ngoài.

2. Thao túng tiền tệ là gì?

Thao túng tiền tệ là một loại thao túng thị trường đặc biệt, vì chỉ có thể được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương và chính phủ quốc gia. Do là chủ sở hữu của đồng tiền nước mình, nhiều hành động mà chính phủ các quốc gia thực hiện để hạ giá hoặc thổi phồng giá trị tiền tệ được hợp pháp hóa.


Thao túng tiền tệ là vấn đề chính thức được luật pháp Mỹ đưa thành đạo luật vào năm 1988, qua đó yêu cầu Bộ Tài chính theo dõi và báo cáo hàng năm về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Nếu phát hiện ra quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, đạo luật yêu cầu đại diện Bộ Tài chính sẽ thương lượng loại bỏ việc thao túng để tạo nên lợi thế cạnh tranh, dẫn đến trao đổi thương mại không công bằng đối với Mỹ.

2.1 Cách xác định thao túng tiền tệ

Các tiêu chí để xác định quốc gia thao túng tiền tệ gồm:

  • Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ nhất 20 tỷ USD
  • Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP
  • Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong 12 tháng.

2.2  So sánh lạm phát và thao túng tiền tệ

Từ những yếu tố trên ta có thể thấy lạm phát và thao túng tiền tệ là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

  • Lạm phát: Là sự mất giá của đồng tiền, xuất hiện một cách TỰ NHIÊN.
  • Thao túng dòng tiền: Là việc CỐ Ý ý điều chỉnh giảm giá trị của tiền của một quốc gia so với một đồng tiền, nhóm tiền tệ hoặc tiêu chuẩn tiền tệ khác.

Phá giá là cách để thao túng tiền tệ. Chính phủ phát hành tiền tệ quyết định phá giá tiền tệ và, không giống như giảm giá, nó không phải là kết quả của các hoạt động phi chính phủ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề lạm phát là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có những thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem them tên viết tắt các tổ chức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN