Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Cửa hàng

0/5 (0 votes)
- 13

Bất kỳ ai cũng có thể mở cửa hàng để kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ. Quy mô cửa hàng kinh doanh thường nhỏ, không có yêu cầu về hồ sơ, thủ tục và giấy tờ khi thành lập. Đối tượng khách hàng thường là những khách lẻ, xung quanh khu vực cửa hàng hoặc những khách vãng lai tùy thuộc vào mặt hàng đăng ký kinh doanh.

Cửa hàng

Vậy, ý nghĩa của từ cửa hàng là gì? Cửa hàng áp dụng mô hình kinh doanh nào? Cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi có gì khác nhau? Cách đặt tên cửa hàng tạp hóa như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé. 

1. Cửa hàng là gì?

Cửa hàng hay cửa hiệu, cửa tiệm là cách gọi của 1 địa điểm kinh doanh bán lẻ của một cá nhân, hay đình hoặc một tổ chức chuyên dùng trong việc mua bán và cung cấp một hay nhiều mặt hàng khác nhau.


Cửa hàng hay còn được gọi là cửa hàng bán lẻ - chuyên phục vụ đối tượng khách hàng lẻ hoặc khách hàng vãng lai. Quy mô cửa hàng lớn nhỏ tùy thuộc vào việc mua bán và cung cấp hàng hóa của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức.

1.1 Ý nghĩa của từ cửa hàng

Cửa trong từ cửa tiệm. Hàng trong từ hàng hóa. Vậy nên ý nghĩa của từ cửa hàng là một cửa tiệm dùng để buôn bán một hoặc nhiều loại hàng hóa bất kỳ ở bất kỳ địa điểm kinh doanh nào. Bất kỳ ai cũng có thể mở cửa hàng để kinh doanh.

1.2 Tiếng anh cửa hàng là gì?

Tiếng anh của cửa hàng là Store hoặc shop. Tên tiếng anh của cửa hàng hay được sử dụng để đặt tên cho cửa hàng, vì từ ngắn gọn, đơn giản, giúp dễ đọc và nhớ.

2. Cửa hàng áp dùng cho mô hình kinh doanh nào?

Những cửa hàng nhỏ lẻ thường kinh doanh tự do, không theo bất kỳ một mô hình kinh doanh nào. Những cửa hàng có quy mô lớn hơn, cần mở rộng kinh doanh thì có thể thành lập hộ kinh doanh hoặc công ty. Tùy vào quy mô và tiềm lực của mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.


2.1 Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh dành cho cá nhân hoặc hộ gia đình với nguồn vốn nhỏ, lẻ phù hợp với những cá nhân, tổ chức mới kinh doanh, cần hợp thức hóa hình thủ tục, giấy tờ để hỗ trợ cho việc kinh doanh, khởi nghiệp.

Các thủ tục, giấy tờ thành lập hộ kinh doanh thường đơn giản, dễ dàng, giúp các cá nhân, tổ chức thuận lợi đăng ký nhanh và thuận lợi hoạt động kinh doanh.

Việc đóng thuế của hộ kinh doanh cũng đơn giản và tiện lợi hơn. Không phức tạp như các loại hình công ty. Tuy nhiên, nhược điểm là hộ kinh doanh là chủ hộ phải chịu mọi trách nhiệm trước hoạt động kinh doanh của mình và không thể kêu gọi vốn.

Mô hình hộ kinh doanh thường phù hợp cho những cửa hàng nhỏ lẻ ban đầu cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh với đầy đủ giấy tờ và thủ tục để thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước khi kinh doanh. Tuy nhiên, nếu muốn hoạt động kinh doanh lớn, có nhiều điều kiện hỗ trợ hơn thì phải thực hiện đăng ký thành lập công ty.

2.2 Công ty

Việc thành lập công ty đối với cửa hàng thường dành cho những cá nhân, tổ thức kinh doanh những mặt hàng bắt buộc có đầy đủ thủ tục, điều kiện pháp lý hoặc những cửa hàng muốn mở rộng quy mô hình doanh lớn, có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh cụ thể.

Có nhiều loại hình công ty như: công ty tnhh, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Tùy theo điều kiện, khả năng và tiềm lực của cửa hàng mà lựa chọn loại hình để thành lập.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn thành lập công ty thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp, uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

3. So sánh cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi đều là những cửa hàng kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ. Nhưng lịch sử hình thành, đặc điểm và hoạt động đều khác nhau. Cụ thể.


3.1 Lịch sử hình thành cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi

Tiệm tạp hóa: hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng, đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi. 

Tùy theo từng đặc điểm của vùng miền, quốc gia mà các mặt hàng cửa hàng tạp hóa sẽ có sự khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng, mang lại sự tiện lợi nhất định. Cửa hàng tạp hóa hình thành từ rất xa xưa và trở thành kênh phân phối hàng hóa quan trọng cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam.

Cửa hàng tiện lợi: là cửa hàng chuyên cung cấp các mặt hàng mang tính TIỆN LỢI, NHANH, SỬ DỤNG NGAY như thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn hoặc đồ hộp… Cửa hàng tiện lợi thường có quy mô và diện tích vừa phải, khoảng từ từ 50-200m². 

Cửa hàng tiện lợi được thành lập nhằm mục đích giúp cho những khách hàng cần những nhu yếu phẩm ăn uống hàng ngày nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.

3.2 Đặc điểm cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi

Tiệm tạp hóa thường hoạt động theo quy mô gia đình, kinh doanh các mặt hàng tùy theo nhu cầu và đối tượng khách hàng. Các mặt hàng đa dạng, bao gồm cả những đồ tiện lợi.

Cửa hàng tiện lợi hoạt động theo thương hiệu lớn như Circle K hay Shop&Go… hình thức hoạt động là chuỗi cửa hàng. Các mặt hàng thường là những thức ăn và nhu yếu phẩm sử dụng hằng ngày, kèm theo một số mặt hàng khác.

3.3 Quy mô hoạt động cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi

+/ Quy mô hoạt động:

  • Tiệm tạp hóa: quy mô theo hộ gia đình, cửa hàng hoạt động diện tích lớn nhỏ tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh
  • Cửa hàng tiện lợi: theo hình thức nhượng quyền thương hiệu cụ thể

4. Cách đặt tên của hàng tạp hóa hay

Có rất nhiều cách đặt tên cho cửa hàng tạp hóa. Tùy vào nhu cầu và ý nghĩa của chủ tiệm mong muốn mà lựa chọn tên phù hợp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng các cách đặt tên cửa hàng tạp hóa để tham khảo

4.1 Cách đặt tên cửa hàng tạp hóa

Bạn có thể đặt tên cửa hàng tạp hóa theo tên chủ cửa tiệm, mặt hàng kinh doanh, hoặc theo địa chỉ, theo ý nghĩa mong muốn… Nhưng tất cả thường bắt đầu theo cấu trúc: Cửa hàng + từ “tạp hóa” + tên của hàng.

a) Đặt tên theo chủ cửa tiệm

Bạn có thể đặt tên cửa hàng tạp hóa theo cá nhân, chủ tiệm hoặc tên riêng của con gái, người mang lại may mắn cho bạn trong cuộc sống. Tên riêng thường giúp khách hàng dễ nhớ, dễ đọc và tạo nên dấu ấn riêng.

b) Đặt tên theo mặt hàng kinh doanh

Mặt hàng kinh doanh nổi bật tại cửa hàng cũng là một ý tưởng giúp bạn có thể suy nghĩ về cách đặt tên. Ví dụ những cửa hàng kinh doanh chuyên về cửa, thì đặt tên theo mặt hàng sữa. Việc này giúp khách hàng nhớ được sản phẩm chính mỗi khi có nhu cầu cũng như vẫn đáp ứng được nhiều mặt hàng khi gắn với cụm từ “tạp hóa” – nhiều loại mặt hàng.

c) Đặt tên theo địa chỉ

Ngoài ra, các cửa hàng tạp hóa thường hay chọn vị trí, địa điểm đặt của hàng để đặt tên. Đây như là một cách gọi mỗi khi cần tìm kiếm địa chỉ của cửa hàng thì sẽ càng nhớ nhanh hơn, hình dung rõ ràng hơn.

d) Đặt tên theo mong muốn, nguyện vọng

Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách đặt tên cửa hàng theo ý nghĩa, nguyện vọng hoặc tâm tư mong muốn của người chủ, hoặc người mở cửa hàng. Việc này như là ý nghĩa, động lực giúp bạn cố gắng hơn trong việc xây dựng cửa hàng, theo đuổi và thực hiện con đường phát triển mình đã lựa chọn.

4.2 Gợi ý các tên cửa hàng tạp hóa thông dụng

Luật Doanh Nghiệp xin gợi ý đến bạn một số tên cửa hàng tạp hóa được đặt tên phổ biến ngay dưới đây.

  • Cửa hàng tạp hóa 124 Lê Thị Hoa (đặt theo địa chỉ)
  • Cửa hàng tạp hóa Sữa Gia Hân (đặt theo mặt hàng kinh doanh)
  • Cửa hàng tạp hóa Tâm An (đặt theo ý nghĩa, mong muốn)
  • Cửa hàng tạp hóa Thảo Nguyên (đặt theo tên của chủ cửa hàng)

>> Các bạn xem thêm ship cod là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN