Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Tư vấn thành lập công ty cổ phần

5.0/5 (1 votes)
- 16

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được quyền phát hành cổ phiếu và được huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM.

Tư vấn thành lập công ty cổ phần

Vì thế công ty cổ phần là hình thức công ty mà nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn để phát triển sự nghiệp. Vậy công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức như thế nào? Để thành lập cần tối thiểu bao nhiêu vốn? Thủ tục thành lập ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 110, Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty cổ phần (Công ty CP) là: Một loại hình công ty, trong đó Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần.

  • Các thành viên góp vốn được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp) 
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Cái nhìn từ phía nhà đầu tư thì loại hình doanh nghiệp này cho phép họ được chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Nên công ty cổ phần đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.

1.1 Ưu điểm của công ty cổ phần

Đây là mô hình công ty có cơ cấu tổ với vi mô lớn, cá nhân lựa chọn để thành lập bởi vì Công ty CP có những ưu điểm như:

  • Công ty CP chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ trong phạm vi số vốn góp vào của các Cổ đông. Do đó, mức độ rủi ro của các Cô đông là không cao.
  • Công ty CP có lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng, nhiều ngành, nghề.
  • Công ty CP có cơ cấu vốn rất linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng đầu tư, góp vốn vào Công ty.
  • Công ty CP có quyền phát hành Cổ phiếu nên có khả năng huy động vốn rất lớn.

Trong Công ty CP: Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng. Do đó, Đa số các đối tượng công dân đều có quyền tham gia đầu tư vào Công ty CP. Kể cả các cán bộ công chức cũng được quyền mua Cổ phiếu của Công ty CP.

1.2 Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Bên cạnh những ưu điểm, thì công ty CP cũng có những hạn chế nhất định như:
  • Vì có lượng Cổ đông lớn, nhiều người không hề quen biết và có thể xuất hiện các nhóm Cổ đông đối kháng nhau về lợi ích dẫn đến việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần gặp phải nhiều khó khăn và phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Công ty cổ phần cũng phải chịu sự quản lý, giám sát, ràng buộc chặt chẽ hơn của Pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về chế độ Tài chính, Kế toán của Công ty.

2. Hồ sơ và điều lệ thành lập công ty cổ phần

Căn cứ các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản pháp luật khác về đăng ký doanh nghiệp thì một bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

2.1 Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Theo điều 22 luật doanh nghiệp 2014 hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những nội dung sau

Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

5. Giấy ủy quyền ( nếu người đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục.

b) Số lượng hồ sơ: Người đại diện chuẩn bị 1 bộ hồ sơ

c) Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

d) Thời hạn giải quyết: 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;

- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ

2.2 Điều lệ công ty cổ phần

Khi thành lập công ty cổ phần mỗi doanh nghiệp sẽ có nội dung về điều lệ công ty cổ phần sẽ khác nhau, sau đây là những điều lệ theo luật doanh nghiệp 2014, các bạn tham khảo.

Điều 110. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Điều 111. Vốn công ty cổ phần

1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.

3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua. 

4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.

5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.

Điều 115. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

2. Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

3. Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Điều 117. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức

1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Điều 120. Cổ phiếu

1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;

đ) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

e) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty (nếu có);

g) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

h) Các nội dung khác theo quy định tại các Điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

2. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.

3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đề nghị của cổ đông phải có các nội dung sau đây:

a) Cổ phiếu đã bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì phải cam đoan rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu hủy;

b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.

Đối với cổ phiếu có tổng mệnh giá trên mười triệu Đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác và sau 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

Điều 121. Sổ đăng ký cổ đông

1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.

2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán.

4. Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông.

Điều 122. Chào bán cổ phần

1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.

2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

a) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

b) Chào bán ra công chúng;

c) Chào bán cổ phần riêng lẻ. 

3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

3.Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần là ai? Theo luật doanh nghiệp 2014, Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thành là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần uy tín, chuyên nghiệp tại tphcm. Các thủ tục hồ sơ đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” để đồng hành trong việc xử lý hồ sơ chứng từ khi thành lập và vận hành doanh nghiệp.

4.1 Các gói dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ thành lập công ty giúp quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn phù hợp với nhu cầu

a) Gói cơ bản

Các dịch vụ thành lập công ty gói cơ bản:

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập tại cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc Gia.
  • Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn khách tự thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu, mở tài khoản ngân hàng, nộp thông báo lên cơ quan chủ quản, đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định.

b) Gói Đồng

Các dịch vụ thành lập công ty gói Đồng:

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập tại cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc Gia.
  • Khắc dấu tròn công ty.
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
  • Hỗ trợ nộp tờ khai môn bài và đăng ký thủ tục nộp thuế điện tử theo quy định.

c) Gói Bạc

Các dịch vụ thành lập công ty gói Bạc:

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập tại cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc Gia.
  • Khắc dấu tròn công ty.
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
  • Thiết lập hồ sơ, pháp lý khai thuế ban đầu.
  • Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế.
  • Đăng ký chữ ký số giá ưu đãi: 1.200.000/1 năm.

d) Gói Vàng

Các dịch vụ thành lập công ty gói Vàng:

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng bố cáo thành lập tại cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc Gia.
  • Khắc dấu tròn công ty.
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
  • Thiết lập hồ sơ, pháp lý khai thuế ban đầu.
  • Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế
  • Đăng ký chữ ký số giá ưu đãi: 1.900.000/3 năm.

4.2 Các chi phí thành lập công ty khi bạn tự thực hiện

Dưới đây là những chi phí bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật

  • Phí nhà nước: Phí cấp phép 200.000 VNĐ, phí bố cáo doanh nghiệp 300.000 VNĐ
  • Phí khắc dấu tròn công ty 350.000 VNĐ – 400.000 VNĐ
  • Phí đăng ký chứng thư số, chữ ký số (token) 1.400.000 VNĐ – 2.600.000 VNĐ
  • Khi tiến hành kinh doanh thì phải khai báo thuế, báo cáo tài chính..   qua mạng cho cơ quan thuế. Và các việc này là việc bắt buộc phải tuân thủ theo quy định nhà nước. Vì vậy chữ ký số là điều kiện bắt buộc phải tiến hành đăng ký.
  • Phí đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử (có tầm 100 số hóa đơn để xuất) 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.
  • Lệ phí môn bài hằng năm: Từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ (Tùy theo số vốn điều lệ đăng ký trên hay dưới 10 tỉ).

4.2 Quy trình thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.3 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về bài viết thành lập công ty cổ phần, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ thành lập công ty thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN